Đặc tính kỹ thuật của sàn BubbleDeck
Khả năng chịu lực
Một tấm sàn đặc sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản thân. BubbleDeck đã giải quyết vấn đề này bằng cách giảm 35% lượng bê tông trong tấm sàn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tương ứng. Do đó với một khoảng cách lưới cột, sàn BubbleDeck chỉ cần sử dụng khoảng 50% lượng bê tông so với tấm sàn đặc không dầm. BubbleDeck có khả năng chịu lực cắt xấp xỉ 65% khả năng của sàn đặc với cùng chiều cao. Trong tính toán thường sử dụng hệ số 0.6 để thể hiện mối tương quan này. Trong những vùng chịu lực phức tạp (khu vực quanh cột, vách, lõi), có thể bỏ bớt các quả bóng để tăng khả năng chịu lực cắt cho bản sàn.
Khả năng chịu động đất
Lực động đất tác dụng lên công trình có giá trị tỷ lệ với khối lượng toàn công trình và khối lượng tương ứng ở từng cao độ sàn. BubbleDeck, tấm sàn phẳng chịu lực theo hai phương, với ưu điểm giảm nhẹ trọng lượng bản thân, khi kết hợp với hệ cột và vách chịu lực sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả chống động đất cho các công trình cao tầng. |
||||
Khả năng vượt nhịp
Đồ thị mô tả mối quan hệ khả năng vượt nhịp - chiều dày sàn tương ứng với khả năng chịu mômen cho từng dạng tấm sàn. Qua trình xác định nhịp lớn nhất mà tấm sàn BubbleDeck có thể vượt qua dựa trên tiêu chuẩn British Standard 8110 và Eurocode 2, có bổ sung hệ số 1.5 để kể đến việc giảm nhẹ trọng lượng bản thân sàn so với sàn đặc truyền thống. Tỷ số giữa nhịp/chiều cao tính toán của tấm sàn L/d ≤ 30 đối với sàn đơn, L/d ≤ 39 đối với sàn liên tục, L/d ≤ 10.5 đối với sàn ngàm một phương. |
||||
Kết hợp giải pháp căng sau
Khi cần vượt nhịp lớn (trên 15m) có thể dùng giải pháp BubbleDeck kết hợp ứng lực trước, thực hiện căng sau (PT).
Khi vượt nhịp lớn, tấm sàn BubbleDeck thông thường sẽ không gặp khó khăn về khả năng chịu lực nhưng cần hạn chế độ võng lớn, vì vậy nên kết hợp với giải pháp PT. |
Các tin chia sẻ khóa học khác
-
Một số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhà (phần 1)
-
Một số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhà (phần 2)
-
Những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng tầng hầm nhà cao tầng ở Việt Nam
-
Khi nào thì cấu kiện nén uốn có thể tính như cấu kiện chịu uốn thuần túy?
-
Tính toán diện tích cốt thép cho Sàn BTCT dựa vào nội lực từ Etabs
-
Một số lưu ý cơ bản về việc tính toán và thiết kế kết cấu nhà
-
Nghiên cứu phương pháp thi công Semi - Topdown sử dụng cừ thép để chống đỡ hố đào tầng hầm

