Hàm lượng tối đa của cốt thép Dầm
Hàm lượng cốt thép ảnh hưởng đến dạng phá hoại của cấu kiện, hàm lượng cốt thép quá lớn không chỉ ảnh hưởng đển khả năng chịu lực mà còn gây khó khăn cho công tác thiết kế và thi công. Như hàm lượng cốt thép tối đa hiện nay được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn nước ngoài
- BS 8110-97: Quy định hàm lượng tối đa của cốt thép (chịu kéo hoặc chịu nén) cho cấu kiện chịu uốn là 4%
- EuroCode 2: Quy định hàm lượng tối đa của cốt thép (chịu kéo hoặc chịu nén) cho cấu kiện chịu uốn là 4%
- ACI 318-08: Không quy định về giá trị hàm lượng tối đa của cốt thép cho cấu kiện chịu uốn.
- Phần mềm
- Tiêu chuẩn Việt Nam
- TCXDVN 356-2005: Không quy định về giá trị hàm lượng tối đa của cốt thép cho cấu kiện chịu uốn. Giáo trình BTCT có dựa trên giá trị giới hạn của vùng nén để đưa ra hàm lượng tối đa của cốt thép trong điều kiện đặt cốt thép đơn dựa trên giá trị giới hạn của vùng nén, tuy nhiên giá trị này không áp dụng được cho trường hợp đặt cốt thép kép
- TCXDVN 375-2006: Có quy định hàm lượng tối đa của cốt thép cho cấu kiện chịu uốn trong chương 5, phụ thuộc vào cấp dẻo của công trình
- Etabs thiết kế cốt thép theo BS 8110-97: Tính toán cấu kiện với hàm lượng tối đa của cốt thép chịu kéo (kể cả trường hợp đặt cốt kép) là 4%
Tóm lại, mặc dù TCXDVN chưa quy định cụ thể về hàm lượng cốt thép tối đa, nhưng qua tham khảo các tiêu chuẩn nước ngoài, chúng ta thấy hàm lượng tối đa của cốt thép chịu kéo hoặc chịu nén trong cấu kiện chịu uốn có thể lên tới 4%
Các tin chia sẻ đồ án khác
-
Thiết kế nhà cao tầng sử dụng kết cấu vách liên hợp - TS Vũ Quốc Anh, ThS Phạm Ngọc Hiếu
-
Shortening - Nguyên nhân, mâu thuẫn và phương pháp hạn chế sai sót
-
Kiểm tra điều kiện chuyển vị lệch tầng cho phép của nhà cao tầng
-
Các Phương Pháp Khai Báo Tải Trọng Động Đất Trong Phần Mềm Etabs
-
Có cần phải chất tải lệch tầng lệch nhịp khi tính toán kết cấu nhà cao tầng?
-
Tại sao diện tích cốt thép cột tầng mái lớn hơn diện tích cốt thép những cột tầng liền kề dưới nó?
-
Hình thức trình bày luận văn tốt nghiệp (quy định của Bộ Giáo dục đào tạo)
-
Phân tích và so sánh các phương pháp xác định tần số dao động riêng của hệ kết cấu

