Kỹ năng trình bày bản vẽ đồ án tốt nghiệp
KS. Alex Nguyễn
Ban thân mến! Rất vui được làm quen với bạn.
Bản vẽ là phần quan trọng nhất của đồ án, vì đó chính là nơi để thể hiện kết quả tính toán của bạn, là cái để bạn trình bày trước hội đồng. Vậy làm thế nào để trình bày bản vẽ một cách ấn tượng và chuẩn? Đó là điều mình sắp chia sẻ với các bạn sau đây:
Khi trình bày bản vẽ, bạn sẽ trải qua 4 bước chính sau đây:
Bước 1: Thiết lập bản vẽ
- Thiết lập khổ giấy, bản vẽ kỹ thuật xây dựng được trình bày trên khổ giấy A1
Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm. Chi tiết khung tên theo quy định của TCVN như sau:
Khung tên cũng được vẽ bằng nét liền đậm. Chi tiết khung tên được quy định cụ thể theo từng trường, tuy nhiên kích thước khung tên luôn là 140x32mm
- Thiết lập quản lý đường nét trong Cad, thông thường nên sử dụng quản lý theo layer
Quy định về công dụng các đường nét theo TCVN như sau:
Theo đó, khi thiết lập các layer cũng tuân theo tiêu chuẩn như trên. Cụ thể:
Các layer dùng để diễn họa nên đặt riêng, ví dụ layer beton, layer gạch, layer nét cắt, chọn 0.05
Các Block nên quy về 1 layer chung để dễ quản lý block
- Thiết lập kiểu chữ (text style) và khổ chữ
Kiểu chữ: theo TCVN quy định gồm 2 loại: Kiểu A và kiểu B
Theo đó, bạn có thể chọn font VNI-Helves & Condense cho kiểu A hoặc font Arial cho kiểu B
Khổ chữ: quy định bằng chiều cao h của chữ in hoa
Các loại khổ chữ: 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40… có thể dùng khổ > 40 nhưng không được < 2,5
Một bản vẽ không nên có quá 4 loại cỡ chữ. Tùy theo kích thước, tỷ lệ bản vẽ và kích thước hình vẽ để lựa chọn chiều cao và khổ chữ cho thích hợp
Đề suất: Khổ chữ tên bản vẽ (khung tên): 70
Khổ chữ tên hình vẽ và những phần còn lại trong khung tên: 50
Khổ chữ ghi chú, số, ký hiệu thép: 25
· Thiết lập các kiểu kích thước cho bản vẽ. Các kiểu kích thước thông dụng: tl100, tl50, tl20, tl25
Tỷ lệ bản vẽ các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt: tl 100
Tỷ lệ các chi tiết cấu tạo, mặt cắt dầm, sàn, cột: tl 20
Tỷ lệ các chi tiết nhỏ: tl 10
Bước 2: Vẽ hình
Bạn nên vẽ hình và chỉnh sửa ở ngoài khung tên tạo sẵn, sau khi hoàn chỉnh hình mới đưa vào khung tên
Bước 3: Bố cục bản vẽ
Các bản vẽ đồ án xây dựng (nếu lựa chọn kết cấu chính là kết cấu bêtông cốt thép) gồm:
· Phần Kiến trúc (5%): tối đa 2 3 bản vẽ, gồm các bản vẽ mặt đứng chính, mặt cắt và mặt bằng kiến trúc. Mỗi hình vẽ sẽ bố trí trong một bản vẽ
· Phần Kết cấu chính (75%): tối đa 9 12 bản vẽ, gồm các bản vẽ:
Mặt bằng bố trí thép sàn tầng điển hình + 2 mặt cắt thép sàn theo 2 phương + bảng thống kê thép sàn
Các bản vẽ khung trục…và các mặt cắt thép trong dầm và cột
Các bản vẽ móng: bản vẽ mặt bằng bố trí cọc, chi tiết cấu tạo móng và các mặt cắt thép trong móng, cấu tạo chi tiết cọc…
· Phần Thi công (25%):tối đa 3 4 bản vẽ
Các bản vẽ tùy thuộc vào nhiệm vụ bạn được phân công
Nếu bạn chọn Thi công chính thì số lượng bản vẽ Kết cấu và Thi công đổi ngược lại ở trên
Tổng cộng có tối thiểu 15 bản vẽ và tối đa 20 bản vẽ
Sau khi đã vẽ hình xong ở ngoài, bạn bắt đầu đưa từng hình vào khung bản vẽ và bố cục tỷ lệ, vị trí các hình sao cho hợp lý. Bản vẽ không nên quá trống cũng không nên quá nhiều dày đặc, nên bố trí 85% không gian bản vẽ.
Bước 4: Hoàn thiện
Sau khi đã bố cục xong các hình vẽ vào bản vẽ, bạn bắt đầu thêm các text tên bản vẽ, chú thích vào hình.
Để đồ án tốt nghiệp của bạn đạt được thành tích cao nhất, bạn có thể tìm hiểu và tham gia các khóa học hoàn toàn miễn phí cùng Vietcons. Tìm hiểu tại đây http://vietcons.org/Subjects/DoAn hoặc http://vietcons.org/Subjects/KhoaHoc
Các tin chia sẻ đồ án khác
-
Thiết kế nhà cao tầng sử dụng kết cấu vách liên hợp - TS Vũ Quốc Anh, ThS Phạm Ngọc Hiếu
-
Shortening - Nguyên nhân, mâu thuẫn và phương pháp hạn chế sai sót
-
Kiểm tra điều kiện chuyển vị lệch tầng cho phép của nhà cao tầng
-
Các Phương Pháp Khai Báo Tải Trọng Động Đất Trong Phần Mềm Etabs
-
Có cần phải chất tải lệch tầng lệch nhịp khi tính toán kết cấu nhà cao tầng?
-
Tại sao diện tích cốt thép cột tầng mái lớn hơn diện tích cốt thép những cột tầng liền kề dưới nó?
-
Hình thức trình bày luận văn tốt nghiệp (quy định của Bộ Giáo dục đào tạo)
-
Phân tích và so sánh các phương pháp xác định tần số dao động riêng của hệ kết cấu

